093 908 2017
Trang chủ Tin tứcTin xuất khẩu lao động HỘI THẢO: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỚI LĨNH VỰC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

HỘI THẢO: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỚI LĨNH VỰC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Ngày đăng: 12/09/2018
Sáng ngày 05/09/2018, tạ TP.Hồ Chí Minh, Báo lao động và Xã hội tổ chức Hội thảo “Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Ông Phạm Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Ông Phạm Trung Chính – Q.Tổng Biên Tập Báo Lao động và Xã hội; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng các phóng viên báo đài của Trung ương và Địa phương tại Tp.Hồ Chí Minh.

(Thứ trưởng Doãn Mẫu Diệp phát biểu tại Hội thảo)
 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mẫu Diệp khẳng định: Hội thảo về công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng là hết sức cần thiết, nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin với các cơ quan truyền thông về những đóng góp của các doanh nghiệp XKLĐ trong thời gian qua, đồng thời biết được những khó khăn, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
 
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp xuất khẩu lao động ( XKLĐ) có giấy phép đang hoạt động, có rất nhiều doanh nghiệp XKLĐ hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm, đạo đức trong việc tuyển chọn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều đó cho thấy XKLĐ đã đóng góp quan trọng trong công tác giải quyết việc làm hàng năm, bình quân khoảng 130.000 – 135.000 người lao động, đạt tỷ lệ 10% trong công tác giải quyết việc làm của cả nước. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp XKLĐ cũng đã nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động tại các nước để đưa người lao động động đi làm việc có thời hạn, với nhiều ngành nghề phù hợp và mức thu nhập cao, ổn định.
 
Bên cạnh nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm với người lao động vẫn còn một số doanh nghiệp XKLĐ làm ăn chưa hiệu quả, không trung thực, gây ảnh hưởng đến hình ảnh công tác XKLĐ trong thời gian qua. Vì vậy, qua hội thảo này các doanh nghiệp cũng cần chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước về những khó khăn, thuận lợi cũng như các vướng mắc để kịp thời thảo gỡ để hoạt động XKLĐ ngày càng hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và kế hoạch mục tiêu, chí tiêu giải quyết việc làm hàng năm của cả nước. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng mong muốn sau nhiều hội thảo này, các doanh nghiệp cần phối hợp và định kỳ 6 tháng một lần cung cấp thông tin về XKLĐ cho các cơ quan báo chí để tuyên tuyền chính xác và hiệu quả đến người lao động.

 

(Ông Nguyễn Trung Chính - Q. Tổng Biên tập Báo LĐXH phát biểu)
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Trung Chính, Q.Tổng Biên tập Báo Lao động và Xã hội cho biết: Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong gần 30 năm qua mặc dù có những giai đoạn phải đối mặt không ít khó khăn, vướng mắc do những tác động cà khách quan lẫn chủ quan, nhưng vẫn duy trì được nhịp độ phát triển đều đặn, với số người được đưa đi hàng năm từ con số vài chục ngàn nay đã lên mức ởn định trên 120 ngàn người trong các năm gần đây. Theo đà chung đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tăng nhanh chóng. Hiện cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp XKLĐ. Về cơ bản, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp vẫn không ngừng được nâng cao, không chỉ giới thiệu cho người lao động nhiều đơn hàng tốt – với công việc thuận lợi, môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, mà còn có nhiều giải pháp hỗ trợ đối tượng người lao động có điều kiện tiếp cận với thị trường lao động nước ngoài, phối hợp với các đơn vị, tồ chức khác mở ra nhiều cơ chế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài – nhất là cơ chế về tài chính đối với những gia đình người lao động nghèo, người lao động sống ở vùng sâu, vùng xa…
 
Có thể nói, một trong những chuyển biến tích cực của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian gần đây là nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo lẫn nguồn nhân lực tham gia giảng dạy, đào tạo

 
 
(Ông Võ Quang Liên Kha – Phó Tổng Giám Đốc Công ty VIETRAVEL tại hội thảo)

Một số đại diện doanh nghiệp chia sẻ về kinh nghiệm thiết lập và duy trì quan hệ giữa doanh nghiệp XKLĐ với báo chí; Những khó khăn vướng mắc có thể gặp phải trong quá trình làm việc với giới truyền thông; Làm thế nào để hòa giải những vướng mắc để sự phối hợp truyền thông với doanh nghiệp được hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, người lao động và bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp, nêu lên nhận định truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền và định hướng hoạt động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài nói chung và hoạt động của công ty xuất khẩu lao động nói riêng.
Doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của kênh thông tin, truyền thông báo chí vì các nguyên nhân: Báo chí có vai trò định hướng dư luận, tham gia giám sát, phản biện, giúp các cơ quan ban ngành xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách, trong việc đấu tranh phòng chống tiêu cực,...; là cầu nối giữa bạn đọc với nhà nước, với chính quyền, cơ quan đoàn thể, trong phạm vi người lao động với doanh nghiệp XKLĐ..
Thực tế hiện nay có tình trạng bát nháo của không ít doanh nghiệp XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp không trung thực, thiếu trách nhiệm với người lao động, doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai, đem con bỏ chợ khiến người lao động lâm vào hoàn cảnh bơ vơ rơi vào cảnh nợ nần và đã nghèo lại càng nghèo thêm. Những chi nhánh, công ty XKLĐ trái phép, công ty “cò” thành lập tràn lan, đăng tải thông tin tuyển dụng XKLĐ trên Intenet lừa gạt người lao động rồi bỏ trốn, làm không ít người lao động lao đao, khốn đốn, rơi vào cảnh nợ nần, đặc biệt là người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, người dân tốc thiểu số. Tình trạng cò mồi, mối giới, lạm thu phí, trốn tránh trách nhiệm,… phổ biến. Vì vậy, những tình trạng trên vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến bức tranh XKLĐ chung. Do đó, để hạn chế, tránh tổn thất cho người lao động và bảo vệ uy tín cho các công ty XKLĐ hoạt động nghiêm túc rất cần sự hỗ trợ truyền thông từ các cơ quan báo chí để thông tin đến người lao động một cách rõ ràng, chính xác và cụ thể về  các doanh nghiệp XKLĐ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động về XKLĐ. Đồng thời, công khai các ngành nghề tuyển dụng, các điều kiện hợp đồng, các mức phí của từng thị trường cho người lao động biết.
                                                                      
                                                                                           (Trích Hoàng Cảnh - Tạp chí Lao động – Xã hội)


Fanpage

Rate

Du lịch