Đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Nhật Bản (hay gọi vắn tắt là XKLĐ đi Nhật Bản) hiện nay không còn xa lạ với người dân Việt Nam ở mọi miền đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được những thông tin cần thiết để có quyết định đúng đắn khi tham gia chương trình này. Theo đà tăng trưởng, hiện nay số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều do nhu cầu về lao động của nước Nhật ngày càng tăng thì việc sẽ có nhiều hơn lực lượng lao động của Việt Nam tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản.
Với mong muốn để cho những ứng viên có nhu cầu tìm hiểu hoặc đi làm việc tại Nhật Bản có thêm thông tin, qua đó nhận thức đúng đắn và xác định rõ ràng mục đích, loại hình công việc, … mà mình sẽ tham gia,… nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc,… của người lao động, chúng tôi cố gắng cô đọng một số thông tin cần thiết (căn cứ theo qui định hiện hành của cơ quan quản lý lao động hai nước Việt Nam và Nhật Bản), đáng lưu ý để chuyển tải đến bạn đọc và hy vọng nó hữu ích với mọi người.
1. Những qui định liên quan của luật lao động Việt Nam và Nhật Bản
- Lao động Việt Nam muốn đi làm việc ở Nhật Bản theo hình thức Thực tập sinh kỹ năng (TTS KN) bắt buộc phải thông qua một cơ quan phái cử (hay còn gọi là công ty XKLĐ) của Việt Nam là đơn vị được Bộ LĐ-TB và XH Việt Nam cấp phép thực hiện hoạt động này.
Lưu ý: Nếu có thể, các bạn hãy xem danh sách các công ty được phép thực hiện hoạt động XKLĐ trên website của Cục QLLĐNN, các tờ báo lớn có uy tín, … để tìm hiểu các thông tin mà mình cần biết, cũng như đơn vị nào thích hợp với yêu cầu bản thân. Chỉ có công ty có giấy phép mới cho bạn biết bạn đi đơn hàng nào? phí chuẩn là bao nhiêu?
- Các doanh nghiệp ở Nhật bắt buộc phải thông qua một nghiệp đoàn lao động của Nhật để tiếp nhận lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp của Nhật không được tiếp nhận quá số lượng lao động nước ngoài theo chương trình thực tập sinh kỹ năng như bảng dưới đây:
Lưu ý: Do quy định không được nhận quá số lao động nước ngoài như trên thành ra nhiều doanh nghiệp Nhật muốn nhận thêm lao động nước ngoài thì phải chuyển sang nhận Kỹ thuật viên. Vì chương trình Kỹ thuật viên Nhật Bản không hạn chế tối đa số lượng lao động được nhận.
- Mức lương các doanh nghiệp Nhật Bản trả cho lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng miền đó. Hiện gần như 100% các công ty tiếp nhận của Nhật trả bằng mức lương tối thiểu vùng ở Nhật Bản. Mức lương cơ bản tối thiểu này chỉ từ
26 đến 33 triệu đồng. Vì vậy, khi nghe ai đó nói đi Nhật lương cao từ
40 đến 50 triệu thì bạn cẩn thận kẻo bị lừa nhé.
Lương tối thiểu cao nhất và thấp nhất:
+ Hiện có 3 tỉnh, thành phố của Nhật trả mức lương tối thiểu vùng cao nhất là Tokyo, Kanagawa, Osaka.
Tokyo |
932 |
957 |
Kanagawa |
929 |
954 |
Osaka |
892 |
917 |
Top of Form
+ 15 tỉnh trả lương tối thiểu thấp.
Tỉnh |
Lương cơ bản 2016 |
Lương cơ bản 2017 |
|
Tottori |
729 |
754 |
Tỉnh có mức lương cơ bản thấp nhất |
Shimane |
729 |
754 |
Ehime |
734 |
759 |
Tỉnh có mức lương cơ bản thấp thứ hai |
Kochi |
734 |
759 |
Aomori |
735 |
760 |
Tỉnh có mức lương cơ bản thấp thứ ba |
Iwate |
735 |
760 |
Akita |
735 |
760 |
Tokushima |
735 |
760 |
Saga |
735 |
760 |
Nagasaki |
735 |
760 |
Kumamoto |
735 |
760 |
Oita |
735 |
760 |
Miyazaki |
735 |
760 |
Kagoshima |
735 |
760 |
Okinawa |
735 |
760 |
2. Tổng chi phí để đi XKLĐ Nhật Bản
Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH thì các hợp đồng từ 3 năm trở lên không được thu mức phí xuất cảnh quá USD 3,600/người; Thực tế gần như công ty nào cũng thu quá: Từ USD 3,600 – USD 5,500 là bình thường, có công ty còn thu cao lên tới USD 7,000). Đi hợp đồng 1 năm quy định thu không quá USD 1,200/người (thực tế thu từ USD 1,500 – USD 1,800).
Học phí học tiếng Nhật, văn hóa Nhật sau trúng tuyển không được vượt quá 5,9 triệu đồng nếu chỉ học dưới 520 tiết học (thực tế khoản này các cty thường thu khoảng USD 500). Còn tiền ăn, ở gần như tự túc, phần này thì hầu hết các công ty thu gần ngang nhau (khoảng 10 triệu đồng).
Lưu ý: Thực hiện được đúng theo luật qui định thì rất tốt, nhưng thực tế để đi được thì hầu hết đơn hàng đều có chi phí cao hơn. Thường đi các đơn hàng rẻ nhất nhiện nay như: May mặc, xây dựng chỉ mất khoảng 100 – 130 triệu đồng. Còn các đơn hàng làm trong nhà máy, công xưởng khác thì mất từ 150 – 180 triệu đồng.
Thực tế trong thời gian qua, cá biệt có một số lao động đi qua môi giới phải mất tới 200 triệu đồng. Có nhiều môi giới chỉ nói phí xuất cảnh đi bao nhiêu, VD như: Đơn hàng may phí xuất cảnh USD 3,600 – USD 4,000, đơn hàng xây dựng từ USD 4,000 – USD 4,500, đơn hàng khác USD 5,000 – USD 6,000) đây chỉ là phí xuất cảnh. Phí này chưa bao gồm các khoản tiền khác như: Tiền ăn - ở - học sau trúng tuyển, tiền quần áo đồng phục, tiền xác nhận nghề, tiền khám sức khỏe, “tiền cảm ơn” các bạn nên hỏi chi tiết. Tốt nhất nên cần công ty viết cam kết tổng tất cả các khoản chi phí để đi được hết bao nhiêu. Kẻo khi trúng tuyển rồi họ chỉ bảo đóng một khoản là bao nhiêu, sau đó gần đến ngày bay họ bắt đóng các khoản phát sinh khác, lúc này bỏ thì không nỡ, đi thì mất phí cao.
3. Đi XKLĐ Nhật Bản năm 2018 có nhiều thay đổi tốt nhưng cũng cần phải lưu ý
Hiện có nhiều môi giới hay nói quá tốt về những thay đổi của chương trình lao động Nhật Bản từ năm 2018 trở đi. Nhưng sự thật là: chỉ tăng lương lương tối thiểu từ 25 -30 yên/1 giờ làm việc từ 01/11/2017. Đây là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Nhưng tính ra tiền Việt Nam thì 1 tháng chỉ được thêm từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
Từ năm 2018 trở đi tất cả lao động được ra hạn làm việc tối đa nên 5 năm. Theo luật thực tập sinh Nhật Bản mới : Làm xong 3 năm nếu công ty tiếp nhận ký tiếp hợp đồng 2 năm thì bạn phải về nước trên 1 tháng sau đó quay lại làm tiếp 2 năm. Nếu công ty tiếp nhận lần 1 không ký tiếp hợp đồng thì bạn phải tự đi tìm công ty khác để làm. Nếu có công ty ký hợp đồng mới 2 năm thì bạn cũng phải về nước trên 1 tháng rồi sang làm việc tiếp. Theo luật của Nhật và cam kết của phía Việt Nam thì người được ra hạn thêm 2 năm không phải mất khoản chi phí thêm nào khác.
Từ 01/11/2017 trở đi thì tổ chức JITCO đã được thay thế bằng tổ chức OTIT. Nhưng chứng chỉ JITCO trước đây vẫn được OTIT công nhận và vẫn có hiệu lực. Các bạn ghi nhớ nhé.
4. Đi XKLĐ Nhật Bản kiến được 1 tỷ đồng hoàn toàn có, nhưng với điều kiện
Nếu tính trước đây từ 01/11/2017 trở về trước chỉ đi được 3 năm thì hoàn toàn không thể kiếm được 1 tỷ. Nhiều nhất cũng chỉ được 700 triệu đồng, còn trung bình chỉ để ra được khoảng 500 triệu đồng, có người không có làm thêm nhiều chỉ để ra được khoảng 300 triệu đồng.
Còn hiện nay tổng số năm được 5 năm thì hoàn toàn có nhiều người hết 5 năm sẽ được hơn 1 tỷ đồng. Nhưng đây chỉ là những trường hợp ít người vào được các công ty có nhiều việc làm thêm cộng với số tiền Nenkin (tiền hoàn thuế bảo hiểm, đi 3 năm chỉ được khoảng 60 – 70 triệu đồng, 5 năm chắc được khoảng 100 triệu đồng).
Trung bình đi làm việc 5 năm nếu không có việc làm thêm thì cũng chỉ để ra được khoảng 400 – 500 triệu đồng. Nếu có làm thêm bình thường thì cũng chỉ để ra được 600 – 800 triệu đồng. Còn nếu ai may mắn vào công ty có nhiều việc làm thêm thì mới để ra được trên 1 tỷ đồng. Vậy nên môi giới nào nói đi Nhật chắc chắc kiến được 1 tỷ đồng là không đúng bạn nhé.
5. Nếu có bằng cao đẳng, đại học thì nên đi Kỹ thuật viên
Hiện nay, sang Nhật làm việc theo diện kỹ thuật viên đã đơn giản hơn trước đây rất nhiều, bạn chỉ cần có bằng cao đẳng học chuyên ngành về kỹ thuật là hoàn toàn có thể đăng ký tham gia chương trình này. Nếu có bằng đại học và một chút tiếng Nhật thì đi càng dễ dàng hơn.
Nếu đọc xong bài viết này bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến chương trình đi làm việc tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng tin nhắn inbox, email, điện thoại, hotline,… trên website: vimac.com.vn.
Hoặc số điện thoại: 0913 923 319 chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong phạm vi có thể.
Chúc các bạn sớm tìm được chương trình, công việc phù hợp với mình.